Tinh dầu oải hương hay tinh dầu Lavender là một trong số những loại tinh dầu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới!

Và hiện giờ bạn cũng muốn mua về để dùng thử hoặc đơn giản chỉ là bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về nó.

  • Tinh dầu oải hương hay tinh dầu lavender là gì?
  • Được chiết xuất bằng cách nào?
  • Nó có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?
  • Sử dụng tinh dầu hoa oải hương thế nào cho đúng cách, hiệu quả và an toàn?
  • Nếu muốn thì mua của hãng nào? Mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
  • Tinh dầu oải hương có tác dụng phụ nào không?
  • Cần lưu ý những gì khi sử dụng nó?

Tinh dầu oải hương là gì?

Tinh dầu oải hương hay tinh tinh dầu Lavender (đôi khi còn được gọi là tinh dầu hoa oải hương) được chiết xuất từ loài cây có tên khoa học là Lavandula angustifolia (tên tiếng Anh là Lavender). Đây là một loài cây bụi có xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải.

Tinh dầu hoa oải hương được chiết xuất từ ngọn hoa bằng phương pháp chưng cất hơi nước.

Những lợi ích của loài cây này đã được khai thác từ hơn 2.500 năm trước. Nó thường được sử dụng để làm thuốc an thần, chống trầm cảm, kháng khuẩn cũng như chăm sóc da.

Có thể coi đây là loại tinh dầu phổ biến và lâu đời nhất trên thế giới. Người Ai Cập cổ đại đã dùng loại hoa này để ướp xác và làm nước hoa. Năm 1923, khi lăng mộ của Vua Tut được khai quật người ta thấy có một mùi thoang thoảng hoa oải hương. Vâng bạn không đọc nhầm đâu, mùi hương này đã tồn tại hơn 3.000 năm!

Thành phần hóa học của tinh dầu Lavender

Các thành phần hóa học chính gồm: a-pinene, limonene, 1,8-cineole, cis-ocimene, trans-ocimene, 3-octanone, long não, linalool, linalyl acetate, caryophyllene, terpinen-4-ol và lavendulyl axetat.

Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng gì?

Sau đây là những tác dụng đã được chứng minh của loại tinh dầu này:

1. Chống lại quá trình Oxy hóa

Những yếu tố như: Khói bụi, ô nhiễm, thực phẩm bẩn tạo ra các gốc tự do và chúng là nguyên nhân của rất nhiều bệnh tật. Phản ứng tự nhiên của cơ thể là sản sinh là các enzym có khả năng chống lại các gốc tự do này. Cụ thể là: Glutathione , catalase và superoxide dismutase (SOD). Điều không may ở đây chính là: Tốc độ phát sinh các gốc tự do trong cơ thể bạn đang xảy ra quá nhanh, cơ chế tự nhiên không thể đáp ứng được!

Nhưng bạn cũng đừng lo lắng quá vì tinh dầu oải hương đã được chứng minh tác dụng chống oxy hóa. Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Phytomedicine cho thấy tinh dầu hoa oải hương làm tăng hoạt động của các chất chống oxy hóa mạnh nhất của cơ thể (glutathione, catalase và SOD). Các nghiên cứu gần đây cũng chứng minh điều tương tự, bạn có thể tham khảo những nghiên cứu này tại đây.

2. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của tinh dầu oải hương đối với các triệu chứng của bệnh tiểu đường (Tham khảo nghiên cứu đó tại đây). Cụ thể loại tinh dầu này giúp làm giảm các triệu chứng sau:

  • Có tác dụng giảm lượng đường trong máu
  • Ngăn chặn rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là rối loạn chuyển hóa chất béo
  • Tăng cân
  • Rối loạn chức năng gan, thận

Mặc dù cần nhiều nghiên cứu cụ thể hơn về tác dụng này của tinh dầu oải hương. Nhưng những kết quả của nghiên cứu này hứa hẹn mở ra một hướng điều trị tự nhiên và an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.

3. Cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng

Có lẽ đây là tác dụng phổ biến nhất của tinh dầu oải hương đối với sức khỏe! Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng tuyệt vời của loại tinh dầu này đối với hệ thần kinh:

Một nghiên cứu trên người năm 2014 đã chỉ ra rằng tinh dầu hoa oải hương có tác dụng tốt với tâm trạng lo lắng (Của chứng rối loạn lo lắng tổng quát). Thậm chí nó còn tốt hơn so với thuốc paroxetine, điều đặc biệt ở chỗ loại tinh dầu này không gây ra tác dụng phụ nào cả!

Năm 2012, một nghiên cứu tiến hành trên 28 phụ nữ sau sinh có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh đã chứng minh tác dụng của hoa oải hương với việc chống trầm cảm.

Ngoài tác dụng chống trầm cảm, giảm căng thẳng loại tinh dầu này còn có khả năng tăng cường trí nhớ, hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer.

4. Chữa lành vết bỏng, vết thương trên da

Tính chất kháng khuẩn ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm của tinh dầu oải hương đã được sử dụng từ rất lâu. Hơn 100 nghiên cứu đã chứng minh tác dụng này!

Loại tinh dầu này giúp tăng tốc độ chữa lành vết bỏng, vết thương trên da. Bên cạnh đó nó cũng ngăn chặn sự phát triển của nấm, hạn chế viêm da.

5. Giảm chứng đau nửa đầu và cải thiện giấc ngủ

Nếu bạn đang phải vật lộn với những cơn đau nửa đầu hoặc tình trạng rối loạn giấc ngủ thì tinh dầu oải hương chính là biện pháp thiên nhiên an toàn, hiệu quả mà bạn nên áp dụng.

6. Giúp chăm sóc da và tóc

Nhờ đặc tính chống viêm, chống oxy hóa mà nó còn giúp cải thiện tình trạng viêm da, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và ngăn chặn quá trình lão hóa, chống lại nếp nhăn.

Ngoài các tác dụng bên trên, nhiều nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng tinh dầu hoa oải hương còn có khả năng: Giảm đau cơ, giảm đau bụng kinh hay thậm chí nó còn là một liệu pháp tự nhiên giúp giảm đau, giảm buồn nôn và căng thẳng ở bệnh nhân ung thư.

Cách dùng:

  • Xóa nếp nhăn: Tinh dầu oải hương rất tốt cho da, nhất là khả năng hồi phục, tái tạo tế bào và duy trì mố vững chắc. Nhỏ 2-3 giọt vào 1 muỗng dầu dẫn để xoa lên da, dùng thay bước dưỡng ẩm, hoặc nhỏ vài giọt vào hỗn hợp mặt nạ trước khi áp lên mặt
  • Mụn trứng cá: Kết hợp oải hương với hoa hồng, tràm trà sẽ giúp thanh lọc máu, cải thiện lưu thông hệ bạch huyết dưới da, khử trùng các khu vực bị tắc nghẽn trên da, cũng như các thành phần kháng khuẩn mạnh mẽ sẽ giảm viêm, giảm đau do mụn gây ra.
  • Vết thương, bỏng (nhỏ), vết côn trùng cắn: Oải hương giúp khử trùng, giảm sưng ngừa và tái tạo tế bào da. Do đó hãy nhỏ vài giọt tinh dầu trực tiếp lên khu vực bị tổn thương.
  • Viêm da: Viêm da đến nay vẫn là ẩn số chưa giải hết của y học, do đó hãy luôn bám sát qui trình trị liệu y khoa. Trong quá trình đó, tinh dầu oải hương có thể được sử dụng như liệu pháp hỗ trợ, giúp làm dịu các tình trạng kích ứng, khó chịu trên da. Tuy nhiên, nên thử nhiệm lên vùng da an toàn như căng tay hay vùng dưới cánh tay trước khi sử dụng.
  • Thủy đậu: Dùng oải hương để vệ sinh cá nhân và giúp giảm ngữa, hạ sốt và rút ngắn thời gian phát triển của bệnh.
  • Tắm: Nhỏ 10 15 giọt oải hương vào bồn nước ấm để ngâm mình giúp thư giãn, trị liệu, giảm caneg thẳng mệt mỏi, khử trùng cơ thể, làm sạch tâm trí bởi mùi hương dễ chịu kích thích sản sinh Serotonin 1 loại hormon hạnh phúc (hữu hiệu hơn khi kết hợp với âm nhạc).
  • Nhiễm trùng phụ khoa: Tương tự như tình trạng viêm da, hãy nhớ là luôn bám sát qui trình trị liệu y khoa. Song song đó, kết hợp tinh 3-4 giọt Tinh dầu oải hương nói chung là cực kỳ an toàn cho mọi đối tượng và oải hương và chậu rửa phụ khoa hoặc 1-2 giọt vào dung dịch vệ sinh mỗi lần rửa giúp sát khuẩn, làm lành tổn thương.
  • Hạ sốt: Pha vào dầu nền để massage tăng tuần hoàn, kháng viêm, hạ nhiệt độ.
  • Mọc tóc: Tinh dầu oải hương giảm gãy rụng, xơ rối và phục hồi tóc hư nước sạch. tổn, kích thích mọc tóc, làm tóc dày hơn. Pha tinh dầu với nước khoáng. Sau khi gội đầu sạch, xịt dung dịch đã pha lên đầu.
  • Ngạt mũi: Nhỏ 1 giọt vào 1 cốc nước nóng, sau đó ngủi hơi nóng từ  nước bốc hơi, giúp diệt khuẩn đường hô hấp, giãn nở phế quản khi bị viêm
  • Chất khử mùi: Pha oải hương với dầu dẫn, cho vào chai lăn dạng nhỏ  pha dùng làm nước hoa.
  • Làm sạch không khí, giảm họ: Cho 10-15 giọt tinh dầu oải hương vào thời làm chậm hệ thống thần kinh trung ương, do đó nếu sử dụng cùng lúc máy khuyếch tán giúp giảm căng thẳng, thanh lọc không khí, đặc biệt với thuốc gây mê và các loại thuốc hồi sức tích cực sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả trong các trường hợp ho nặng, ho không ngừng nghỉ ở trẻ em và các chức năng thần kinh. Hãy ngưng sử dụng oải hương 1-2 tuần trước trẻ sơ sinh.
  • Làm dịu hệ thần kinh ở trẻ em và trẻ sơ sinh: Xông phòng hoặc nhỏ vài giọt vào gối, gấu bông của bé khi đi ngủ sẽ giúp an thần và làm thư giãn những kích động trong ngày.

Các lưu ý khi sử dụng tinh dầu oải hương:

Tinh dầu oải hương nói chung là cực kỳ an toàn đối với mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, vẫn nên lưu ý một số điểm sau:

  • Có thể bôi trực tiếp lên da trong một vài trường hợp kể trên, nhưng phải luôn đảm bảo đã thử nghiệm độ an toàn ở một số vùng da nhất định.
  • Và tốt nhất là nên pha loãng với dầu dẫn.
  • Cẩn thận với vùng mắt, nếu dính vào nên rửa sạch ngay bằng sữa và nước sạch
  • Oải hương có thể gây dị ứng với da nhạy cảm, vì vậy nhớ thử nghiệm trước khi dùng.
  • Với bé trai: Hạn chế thường xuyên bôi trực tiếp các sản phẩm chứa tinh dầu oải hương khi không cần thiết cho các bé chưa đến tuổi dậy thì vì nó có thể gây xáo trộn hormon bên trong các bé. Chỉ nên xông và dùng trên da khi thực sự cần thiết
  • Mang thai và cho con bú: Oải hương khá an toàn, tuy nhiên nên pha loãng khi sử dụng.
  • Phẫu thuật: Vì oải hương có tác dụng làm dịu thần kinh nên cũng đồng thời làm chậm hệ thống thần kinh trung ương do đó nếu sử dụng cùng lúc với thuốc gây mê và các loại thuốc hồi sức tích cực sẽ làm ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh hay ngừng sử dụng tinh dầu oải hương 1-2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
  • Một số người quá mẫn cảm có thể gặp tác dụng phụ khi sử dụng cải hương như: đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh. Hãy tham khảo tình dầu khác.

Nên mua tinh dầu oải hương nào cho tốt? Mua ở đâu?

Đọc đến đây chắc chắn bạn cũng muốn mua loại tinh dầu này về dùng thử rồi? Dưới đây là danh sách một số sản phẩm tinh dầu oải hương đang bán chạy nhất thị trường mà mình tổng hợp được:

150.000 
  • Khử sạch không khí, Kháng virus trong không khí
  • Xông ấm cơ thể khi gặp cảm, gió lạnh
  • Nâng khí đất, làm ấm căn nhà trong mùa đông lạnh
  • Mùi hương dễ chịu, giảm stress, căng thẳng
  • An toàn với trẻ trên 2 tuổi và người trưởng thành
179.000 
  • Sát trùng, Kháng viêm, Giảm đau, An thần,
  • Chống lão hóa da, Tái tạo tế bào da sau tổn thương,
  • Giảm kích thích đường hô hấp
  • Chống co thắt nội tạng,
  • Làm dịu hệ thần kinh ở trẻ em và trẻ sơ sinh.
220.000 
  • Đảm bảo độ an toàn cao nhất với viêm mạc mũi mỏng manh của trẻ.
  • Diệt sạch virus trong không khí hàng ngày.
  • Mùi hương gợi cảm giác yên tĩnh.
  • Tần số an toàn (152 MHz) phù hợp với sóng não của trẻ nhũ nhi.